Các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ

Các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ

3056
0
SHARE

ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM DỞ DANG CUỐI KỲ

Các phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang:

Sau khi đã tổng hợp chi phí để tính được giá thành của sản phẩm hoàn thành, kế toán cần phải tiến hành đánh giá sản phẩm dở dang, Sản phẩm dở dang là khối lượng sản phẩm, công việc còn đang trong quá trình sản xuất, gia công, chế biến trên các giai đoạn của quy trình công nghệ.

1. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức

Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức trong trường hợp doanh nghiệp áp dụng hệ thống kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành theo định mức hoặc trường hợp doanh nghiệp đã xây dựng được hệ thống định mức chi phí hợp lý. Theo phương pháp này, kế toán căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang đã kiểm kê ở từng công đoạn sản xuất, quy đổi theo mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang và định mức khoản mục phí ở từng công đoạn tương ứng cho từng đơn vị sản phẩm để tính ra chi phí định mức cho sản phẩm dở dang ở từng công đoạn, sau đó tổng hợp cho từng loại sản phẩm.

Ví dụ 1: Một doanh nghiệp sản xuất sản phẩm C phải trải qua công đoạn chế biến liên tục. Doanh  nghiệp đã xác định định mức chi phí sản xuất chi 1 đơn vị sản phẩm C ở từng công đoạn chế biến như sau:
Đơn vị tính: Nghìn đồng
Khoản mục chi phíChi phí định mức đơn vị
Công đoạn 1Công đoạn 2 (gồm cả chi phí công đoạn 1 chuyển sang)
Chi phí NVLTT12.00012.000
Chi phí NCTT4.0007.000
Chi phí SXC3.0006.000
Cộng19.00025.000

Báo cáo kiểm kê và đánh giá mức độ hoàn thành:
– Công đoạn 1 còn 300 sản phẩm dở dang, mức độ hoàn thành 40%.
– Công đoạn 2 còn 200 sản phẩm dở dang, mức độ hoàn thành 80%.
Lời giải
Sản phẩm dở dang ở công đoạn 1:

Chi phí NVLTT=12.000x300  =3.600.000đ
Chi phí NCTT=4.000x300x40%=480.000đ
Chi phí SXC=3.000x300x40%=360.000đ
Tổng      =4.440.000đ

Sản phẩm dở dang ở công đoạn 2:

Chi phí NVLTT=12.000x200    =2.400.000đ
Chi phí NCTT=(400 x 200)+(700 – 400)x200x80%=1.280.000đ
Chi phí SXC=(3.000 x 200)x(6.000 – 3.000)x200x80%=1.080.000đ
Tổng        =4.760.000đ

*  Theo quy định hiện hành về Luật thuế TNDN, các doanh nghiệp sản xuất bắt buộc phải xây dựng định mức chính của những sản phẩm chủ yếu nên hầu hết các doanh nghiệp xây dựng định mức sản xuất. Chính vì vậy, phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức là phổ biến. Trường hợp các doanh nghiệp chưa xây dựng được hệ thống định mức chi phí hợp lý thì có thể dựa trên chi phí sản xuất thực tế và tùy đặc điểm sản xuất của mình mà lựa chọn đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí vật liệu chính trực tiếp hoặc khối lượng hoàn thành tương đương.

2. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp.

Nội dung: Theo phương pháp này, sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ bao gồm chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp (hoặc chi phí vật liệu trực tiếp), còn các chi phí gia công chế biến tính cả cho sản phẩm hoàn thành.
Điều kiện áp dụng: Áp dụng thích hợp ở doanh nghiệp có quy trình sản xuất đơn giản, có chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp chiếm tỷ lệ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất, chi phí vật liệu phụ và cá chi phí chế biến chiếm tỷ trọng không đáng kể. Công thức:

Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ (DCK)=DĐK(VLC)  +  CVLCxQD
QTP  +  QD
 

Trong đó: DĐK và DCK: Chi phí dở dang đầu kỳ và cuối kỳ.
CVLC: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ.
QTP: Số lượng thành phẩm hoàn thành.
QD: Só lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ.
Ví dụ 2: Một doanh nghiệp sản xuất, trong tháng sản xuất sản phẩm A có các số liệu sau đây:
– Chi phí sản xuất dở dang đầu tháng là 8.500.000đ
– Chi phí sản xuất trong tháng tập hợp được:
+ Chi phí NVLC trực tiếp: 39.500.000đ
+ Chi phí NCTT: 7.320.000đ
+ Chi phí sản xuất chung: 10.680.000đ
– Trong tháng sản xuất hoàn thành nhập kho 100 thành phẩm, còn 20 sản phẩm dở dang cuối kỳ.
Yêu cầu: đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp.
Lời giải
Chi phí sản xuất sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp là:

=8.500.000  +  39.500.000
———————————–
x20=8.000.000 đ
100  +  20

 

3. Đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương.

Nội dung: Theo phương pháp này thì sản phẩm dở dang trong kỳ phải chịu toàn bộ chi phí sản xuất theo mức độ hoàn thành, do đó khi kiểm kê sản phẩm dở người ta phải đánh giá mức độ hoàn thành sau đó quy đổi sản phẩm dở dang theo sản phẩm hoàn thành tương đương.
a. Doanh nghiệp có quy trình sản xuất đơn giản (1 giai đoạn)
Chí phí vật liệu chính trong   =   DĐK(VLC)  +  CVLC     x   QD
sản phẩm dở dang cuối kỳ                  QTP  +  QD
Chi phí vật liệu phụ, chi phí chế biến  =    DĐK(VLP, CB)  +  CVLP, CB     x   Q’D
trong sản phẩm dở dang cuối kỳ                       QTP  +  Q’D
Giá trị sản phẩm dở  =  Chi phí vật liệu chính trong sản +    Chi phí vật liệu phụ, chi phí chế biến  dang cuối kỳ (DCK)       phẩm dở dang cuối kỳ (DCK(VLC))     trong sản phẩm dở dang cuối kỳ
(DCK(VLP, CB))

Ví dụ 3: Doanh nghiệp sản xuất sản phẩm B. Trong tháng có số liệu như sau:
– Chi phí dở dang đầu kỳ gồm:
+ Chi phí NVL trực tiếp: 35.000.000đ
+ Chi phí NCTT: 6.200.000đ
+ Chi phí sản xuất chung: 9.300.000đ
– Chi phí sản xuất trong kỳ tập hợp được:
+ Chi phí NVL trực tiếp: 165.000.000đ
+ Chi phí NCTT: 47.800.000đ
+ Chi phí sản xuất chung: 71.700.000đ
Trong tháng hoàn thành 1.600 sản phẩm B, còn lại 400 sản phẩm dở dang, mức độ hoàn thành 50%, chi phí nguyên vật liệu chính bỏ 1 lần ngay từ đầu của quy trình công nghệ (không có chi phí vật liệu phụ).
Yêu cầu: Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương.
Lời giải:
Tính khối lượng sản phẩm dở dang ra khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương:
Q’D = QD   x   tỷ lệ hoàn thành của sản phẩm = 400 x 50% = 200 sản phẩm
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

=35.000.000  +  165.000.000x400=40.000.000 đ
1.600  +  400
 

+ Chi phí nhân công trực tiếp:

=6.200.000  +  47.800.000x200=6.000.000 đ
1.600  +  200
 

+ Chi phí sản xuất chung:

=9.300.000  +  71.700.000x200=9.000.000 đ
1.600  +  200
 

Tổng cộng chi phí dở dang cuối kỳ:  = 55.000.000đ
– Ưu điểm: Độ chính xác cao.
– Nhược điểm:
+ Khối lượng tính toán nhiều.
+ Việc đánh giá mức độ hoàn thành trên dây chuyền khá phức tạp.
b. Doanh nghiệp có quy trình sản xuất nhiều giai đoạn.
Nếu doanh nghiệp có quy trình công nghệ phức tạp kiểu liên tục sản xuất sản phẩm qua nhiều giai đoạn kế tiếp nhau thì từ giai đoạn 2 trở đi sản phẩm dở dang được đánh giá làm 2 phần: Phần giai đoạn trước chuyển sang thì đánh giá theo nửa thành phẩm bước trước chuyển sang và giai đoạn sau được tính cho sản phẩm dở dang theo sản lượng hoàn thành tương đương.
* Giai đoạn đầu giá trị sản phẩm dở dang được xác định như trường hợp quy trình sản xuất có 1 giai đoạn:
+ Chi phí vật liệu chính trong sản phẩm dở dang bằng:

DĐK(NTP)(n) + (ZNTP)(n-1)xQD(n)+DĐK(VLC) (n) + CVLC(n)xQD(n)
(QTP + QD (n) + QH (n))( QTP + QD (n) + QH (n))

+ Chi phí vật liệu phụ, chi phí chế biến trong sản phẩm dở dang bằng:

DĐK(NTP)(n) + (ZNTP)( n -1)xQD(n)+DĐK(VLP, CB) (n) + CVLP, CB(n)xQ’D(n)
(QTP + QD (n) + QH (n))( QTP + Q’D (n) + Q’H (n))
 

* Sản phẩm hỏng được chia làm hai loại: sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được và sản phẩm hỏng không thể sửa và sản phẩm hỏng không thể sửa chữa được. Đối với sản phẩm hỏng có thể sửa chữa được doanh nghiệp sẽ phải bỏ thêm chi phí để sửa chữa; sau quá trình sửa chữa khắc phục, sản phẩm hỏng được chuyển thành sản phẩm.
CS: Chi phí sửa chữa sản phẩm hỏng
CH: Chi phí sản xuất sản phẩm hỏng
Chi phí sửa chữa sản phẩm hỏng được tập hợp và hạch toán như chi phí sản xuất sản phẩm, việc tính chi phí sửa chữa sản phẩm hỏng và tính giá thành sản phẩm hoặc tính cho cá nhân làm hỏng bồi thường là tùy theo quyết định của doanh nghiệp.
Chi phí sản xuất sản phẩm hỏng không sửa chữa được tính vào giá thành sản phẩm (nếu là hỏng trong định mức cho phép) hoặc tính cho cá nhân làm hỏng bồi thường, tính vào chi phí khác,… là tùy theo quyết định của doanh nghiệp.
Chi phí sản xuất sản phẩm hỏng không sửa chữa được tính theo công thức sau:
– Trường hợp các doanh nghiệp có quy trình sản xuất đơn giản. Công thức:

Giá trị sản phẩm hỏng=DĐK(VLC)  +  CxQH
QTP + QH

C: Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ.
– Trường hợp doanh nghiệp có quy trình sản xuất phức tạp qua nhiều giai đoạn chế biến, đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp khối lượng tương đương, giá trị sản phẩm hỏng được xác định theo mức độ hoàn thành của sản phẩm hỏng:
Giai đoạn 1:

Chi phí vật liệu chính
trong sản phẩm hỏng
=DĐK(VLC)  +  C VLCxQH
QTP + QD + QH
 
Chi phí vật liệu phụ, chi phí chế biến trong sản phẩm hỏng=DĐK(VLP, CB)  +  C VLP, CBxQ’H
QTP + Q’D + Q’H

Giai đoạn sau (I = 2, n)

+ Chi phí vật liệu chính trong sản phẩm hỏng bằng:

DĐK(NTP)(n) + (ZNTP)(n-1)xQH(n)+DĐK(VLC) (n) + CVLC(n)xQH(n)
(QTP + QD (n) + QH (n))( QTP + QD (n) + QH (n))
 

+ Chi phí vật liệu phụ, chi phí chế biến trong sản phẩm hỏng bằng:

DĐK(NTP)(n) + (ZNTP)( n -1)xQH(n)+DĐK(VLP, CB) (n) + CVLP, CB(n)xQ’H(n)
(QTP + QD (n) + QH (n))( QTP + Q’D (n) + Q’H (n))