Cách đưa tiền thuê nhà vào chi phí hợp lệ

Cách đưa tiền thuê nhà vào chi phí hợp lệ

1726
0
SHARE

Khoản chi phí tiền thuê nhà thường là 1 khoản lớn nhưng làm sao để đưa tiền thuê nhà vào chi phí hợp lý hợp lệ thì không phải bạn nào cũng làm được. Kế toán ATC xin hướng dẫn cách đưa tiền thuê nhà vào chi phí hợp lệ. (Lưu ý: Khi DN bạn thuê xe ô tô của cá nhân …Nói chung là thuê tài sản của cá nhân. Thì cũng đều xử lý như dưới đây nhé)
– Để khoản chi phí tiền thuê nhà là chi phí hợp lý thì bạn cần phải đáp ứng những yêu cầu sau:
1. Nếu tổng tiền thuê nhà < 100tr/năm:
Theo khoản 7 điều 1 Thông tư 119/2014/TT- BTC:
– Những hộ gia đình, cá nhân cho thuê tài sản mà tổng số tiền thuê nhà < 100 tr/năm hoặc < 8,4 triệu/tháng thì: Không phải khai, nộp thuế GTGT, TNCN và cơ quan thuế không cấp hóa đơn lẻ (Như vậy là không có hóa đơn).
– Chủ nhà chỉ phải nộp tiền thuế môn bài: 1 triệu/năm.
– Hồ sơ khai thuế môn bài là Tờ khai mẫu 01/MBAI ban hành kèm Thông tư 156/2013/TT-BTC , nộp tại Chi cục Thuế nơi có nhà cho thuê

(Theo Công văn số 66625/CT-HTr ngày 12/10/2015 của Cục Thuế TP. Hà Nội)
Như vậy: Nếu DN bạn đi thuê nhà mà tổng số tiền thuê nhà < 100 tr/năm hoặc < 8,4 triệu/thángThì không cần phải có hóa đơn, nhưng bạn phải làm bộ hồ sơ gồm:

– Hợp đồng thuê nhà (Từ ngày 1/7/2015 thì không bắt buộc phải công chứng, Theo văn bản số 4528/TCT-PC ngày 02/11/2015 của Tổng cục Thuế)
– Chứng từ thanh toán tiền thuê nhà (Không nhất thiết phải chuyển khoản cũng được theo điểm 2.4 khoản 2 điều 4 Thông tư 96, vì không có hóa đơn).
– Chứng từ nộp thuế thay chủ nhà. (Nếu trong hợp đồng thảo thuận DN nộp thay)
– Bảng kê 01/TNDN (ban hành kèm theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC).

Tải về: Bảng kê hàng hóa dịch vụ mua vào không có hóa đơn mẫu 01/TNDN

– Bảng kê 01/TNDN: Lập khi nào trả tiền thuê nhà, và lưu tại DN (Trên đó phải có chữ ký của GĐ hoặc người được ủy quyền)
  1. Nếu tổng tiền thuê nhà > 100tr/năm:Nếu tổng số tiền nhà mà> 100.000.000/năm hoặc > 8,4 triệu/tháng: Thì hộ gia đình, cá nhân cho thuê (hoặc bên DN thuê) phải khai, nộp thuế. Dựa vào chứng từ nộp thuế đó DN được hạch toán vào chi phí.

    – Cá nhân có nhà cho thuê cần lên cơ quan thuế nộp các loại thuế sau:

    – Thuế Môn Bài.
        1 triệu/năm (Nếu 6 tháng cuối năm: 500.000)
    – Thuế Giá trị gia tăng.
        Thuế GTGT phải nộp = Doanh thu X 5%
    – Thuế Thu nhập cá nhân.
        Thuế TNCN phải nộp = Doanh thu X 5%

    Ngoài thực tế thì cá nhân cho thuê không hề muốn làm việc này, nên DN muốn lấy chi phí sẽ phải làm thay chủ nhà việc này.

1. Theo Công văn 2994/TCT-TNCN ngày 24/7/2015 (Có hiệu lực từ ngày 30/7/2015) của Tổng cục thuế:

“2. Đối với cá nhân cho thuê tài sản
2.1. Về việc xác định đối tượng khai thuế
Theo hướng dẫn tại khoản 1 và khoản 2 Điều 8 Thông tư số 92/2015/TT-BTC thì:
– Cá nhân cho thuê tài sản trực tiếp khai thuế với cơ quan thuế, hoặc
– Bên thuê tài sản khai và nộp thuế thay nếu trong hợp đồng có thoả thuận bên thuê là người nộp thuế.

Trước đây:
Theo hướng dẫn tại Điều 22 Thông tư số 156/2013/TT-BTC thì:
Cá nhân cho thuê tài sản phải trực tiếp khai thuế với cơ quan thuế”

2. Theo điều 4 Thông tư 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 (Có hiệu lực từ ngày 30/7/2015)

“b) Đối với cá nhân cho thuê tài sản thì mức doanh thu 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế GTGTvà không phải nộp thuế TNCN là tổng doanh thu phát sinh trong năm dương lịch của các hợp đồng cho thuê tài sản.

Ví dụ: Bà C ký hợp đồng cho thuê nhà trong 02 năm – tính theo 12 tháng liên tục – với thời gian cho thuê là từ tháng 10 năm 2015 đến hết tháng 9 năm 2017, tiền thuê là 10 triệu đồng/tháng. Như vậy, doanh thu từ hoạt động cho thuê nhà của Bà C xác định như sau:

Năm 2015, Bà C cho thuê nhà 03 tháng (từ tháng 10 đến hết tháng 12) với doanh thu cho thuê là: 03 tháng x 10 triệu đồng = 30 triệu đồng (< 100 triệu đồng). Như vậy, năm 2015 Bà C không phải nộp thuế giá trị gia tăng, không phải nộp thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động cho thuê nhà.

Năm 2016, Bà C cho thuê nhà 12 tháng (từ tháng 01 đến hết tháng 12), với doanh thu cho thuê là: 12 tháng x 10 triệu đồng = 120 triệu đồng (> 100 triệu đồng). Như vậy, năm 2016 Bà C phải nộp thuế giá trị gia tăng, phải nộp thuế thu nhập cá nhânđối với hoạt động cho thuê nhà.

Năm 2017, Bà C cho thuê nhà 09 tháng (từ tháng 01 đến hết tháng 9), với doanh thu từ hoạt động cho thuê là: 09 tháng x 10 triệu đồng = 90 triệu đồng (< 100 triệu đồng). Như vậy, năm 2017 Bà C không phải nộp thuế giá trị gia tăng, không phải nộp thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động cho thuê nhà.”

Hồ sơ gồm có:
– Hợp đồng thuê nhà (photo công chứng)
– Giấy chứng minh phô tô công chứng của cá nhân cho thuê nhà.
– Tờ khai thuế cho thuê tài sản Mẫu 01/TTS (Ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của Bộ Tài chính).

-> Sau khi nộp thuế xong, cơ quan thuế sẽ cấp cho 1 chứng từ nộp tiền thuế.

Thời hạn kê khai và nộp thuế:
– Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với cá nhân khai thuế theo kỳ hạn thanh toánchậm nhất là ngày thứ 30 (ba mươi) của quý tiếp theo quý bắt đầu thời hạn cho thuê.
– Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với cá nhân khai thuế một lần theo năm chậm nhất là ngày thứ 90 (chín mươi) kể từ ngày kết thúc năm dương lịch.

Chi tiết xem tại đâyCách tính thuế cho thuê nhà

NHƯ VẬY:
DN cần chuẩn bị 1 bộ hồ sơ như sau là được hạch toán và ghi vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN:

 

– Hợp đồng thuê nhà (Từ ngày 1/7/2015 thì không bắt buộc phải công chứng, Theo văn bản số 4528/TCT-PC ngày 02/11/2015 của Tổng cục Thuế)
– Chứng từ thanh toán tiền thuê nhà (Không nhất thiết phải chuyển khoản cũng được theo điểm 2.4 khoản 2 điều 4 Thông tư 96, vì không có hóa đơn).
– Chứng từ nộp thuế thay chủ nhà. (Nếu trong hợp đồng thảo thuận DN nộp thay)

Chú ý: Nếu DN thuê tài sản của cá nhân mà tại hợp đồng thuê có thỏa thuận tiền thuê tài sản chưa bao gồm thuế và DN nộp thuế thay cho cá nhân thì DN được tính vào chi phí tổng số tiền thuê tài sản bao gồm cả phần thuế nộp thay