Hàng trăm tỉ USD rời TQ, VN cần linh hoạt đón vốn

Hàng trăm tỉ USD rời TQ, VN cần linh hoạt đón vốn

1055
0
SHARE
NhiÁu doanh nghiÇp lo ng¡i viÇc xu¥t kh©u nông thçy s£n vào thË tr°Ýng Trung QuÑc s½ g·p nhiÁu khó khn do n°¡c này liên tåc phá giá Óng nhân dân tÇ ¢nh: T.T.D.

Trung Quốc liên tiếp phá giá Nhân dân tệ, kinh tế Việt Nam phải tăng sức đề kháng. Muốn thế, chúng ta cần phải củng cố sự vững chắc của cán cân thanh toán…Nghe đọc bài: Hàng trăm tỉ USD rời TQ, VN cần linh hoạt đón vốn

Ông Trương Văn Phước - Ảnh: C.V.K.
Ông Trương Văn Phước – Ảnh: C.V.K.

Trao đổi với Tuổi Trẻ về động thái của Trung Quốc trong việc liên tục phá giá đồng nhân dân tệ (CNY), ông Trương Văn Phước, phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, cho rằng không nên suy nghĩ “máy móc” rằng Việt Nam cũng phải phá giá VND với mức 
tương đương.

Ông Phước nói việc Trung Quốc (TQ) phá giá đồng CNY khoảng 4,6% trong ba ngày qua xuất phát từ hai nhóm nguyên nhân chủ yếu.

Thứ nhất: họ muốn kích thích nền kinh tế, giúp xuất khẩu lấy lại đà phục hồi sau khi bị suy giảm 8,3% trong tháng 7 so với cùng kỳ năm trước, cũng như để duy trì tăng trưởng.

Thứ hai: trước áp lực phải linh hoạt cơ chế tỉ giá khi TQ đang đàm phán với IMF để quốc tế hóa đồng CNY, đưa đồng CNY vào nhóm đồng tiền thuộc quyền rút vốn đặc biệt, tức là đưa đồng CNY thành đồng tiền dự trữ quốc tế.

Cho nên thay vì công bố tỉ giá bình quân liên ngân hàng hằng ngày, nay họ chuyển qua cơ chế mới: hằng ngày khoảng 9g15 sáng, Ngân hàng Nhân dân TQ lấy tỉ giá đóng cửa ngày hôm trước làm tỉ giá mở cửa ngày hôm sau.

Dù có không ít ý kiến phản ứng từ phía Mỹ và các nước phương Tây nhưng nhiều nhà phân tích cho rằng nếu TQ thật sự theo đuổi cơ chế tỉ giá hối đoái này một cách công khai, minh bạch và trung thực để cho cung cầu tác động đến tỉ giá thì trong tương lai, đồng CNY không mất giá thêm, thậm chí có thể quay đầu tăng giá trở lại.

* Nhiều ý kiến lo ngại rằng hàng TQ sẽ rất rẻ và ồ ạt vào VN, ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của VN trong khi việc nới tỉ giá VND là chưa đủ…?

– Việc nới biên độ tỉ giá lên 2% từ ngày 12-8 của Ngân hàng Nhà nước, theo tôi, là điều dễ hiểu và cần phải làm. TQ là nền kinh tế lớn lại nằm sát chúng ta, nhập siêu từ TQ khá lớn, khoảng 20 tỉ USD. Nếu nay TQ phá giá đồng CNY chắc sẽ ảnh hưởng nhiều đến nhập siêu của nước ta. Việc lo ngại hàng TQ giá rẻ sẽ tràn vào là chính đáng.

Nhưng nếu bình tĩnh suy xét, chúng ta thấy rằng có thể hóa giải vấn đề nhập siêu thêm từ TQ từ các đối tác thương mại đa dạng khác. Mặt khác, đồng CNY của TQ trong 10 năm qua đã tăng giá khoảng 30%, trong khi cũng thời gian đó VND mất giá gần 40%.

Nếu cộng gộp lại, sau khi loại trừ tốc độ lạm phát khá xấp xỉ nhau, lợi thế tỉ giá của VN lớn hơn rất nhiều so với đồng CNY là 70%. Nhưng tại sao VN không xuất siêu thương mại với TQ?

Theo tôi, bởi trong quan hệ thương mại giữa VN với TQ, tỉ giá có tác động một phần chứ không phải yếu tố quyết định. Do đó, không nên suy nghĩ máy móc là nếu TQ tăng giá 3%, VN cũng tăng giá như thế và ngược lại.

* Thị trường chứng khoán trong khu vực cũng đã phản ứng tiêu cực sau khi đồng CNY bị phá giá liên tiếp, liệu sẽ tái diễn đợt khủng hoảng tài chính trong khu vực?

– Theo tôi, sẽ không có những sự cố như kiểu khủng hoảng của những năm 2007 – 2008 quay lại. Đương nhiên có nhiều ý kiến của các học giả lớn trên thế giới cho rằng TQ đang khơi mào cho một cuộc chiến tranh tiền tệ.

Nhưng tôi không nghĩ rằng với việc đồng CNY mất giá trong ba ngày liên tục khoảng 4,6% thì họ có ý định phát động cho cuộc chiến tranh tiền tệ. Bởi ai cũng biết đã là cuộc chiến tranh sẽ không có ai toàn thắng và không có ai toàn thua…

Tác động của một quốc gia dù to lớn, hùng mạnh như TQ thì phần còn lại của thế giới cũng không ngồi yên. Mỹ, phương Tây, Nhật Bản… cũng sẽ có những đối sách của họ. Điều đó buộc lòng chúng ta phải chờ xem.

Tuy nhiên, nói gì thì nói, tôi nghĩ xuất khẩu của TQ trong tháng 8, đặc biệt trong tháng 9 và tháng 10, do hệ quả của việc giảm giá đồng CNY, chắc chắn TQ sẽ lấy lại thị phần, chèn lấn sức cạnh tranh của phần còn lại của thế giới, trong đó có VN. Nhưng trong tương lai rất ngắn, thế giới sẽ có các đáp trả phù hợp với sự xuống giá quá nhanh của đồng CNY.

Đặc biệt là lãnh đạo TQ sắp có cuộc viếng thăm Mỹ giữa tháng 9 thì chắc hẳn những vấn đề này hai nước sẽ bàn bạc xử lý thỏa đáng.

* Ngoài việc tăng biên độ tỉ giá, VN cần phải có giải pháp gì để hạn chế tác động tiêu cực từ việc TQ phá giá đồng CNY?

– Trước hết, nền kinh tế của chúng ta cần phải tăng sức đề kháng. Muốn thế, chúng ta cần phải củng cố sự vững chắc của cán cân thanh toán. Để làm được điều này, cần phải quản lý quy mô nhập siêu chặt chẽ hơn.

Năm nay nhập siêu khoảng 8 – 10 tỉ USD là chấp nhận được. Vấn đề thứ hai là ổn định kinh tế vĩ mô, tạo ra niềm tin vững chắc về quá trình VN mở cửa hội nhập, như tham gia TPP… Các nhân tố tạo lòng tin rất quan trọng.

Đặc biệt, trong bối cảnh các nhà đầu tư đang rút vốn ào ạt ra khỏi TQ, VN cần linh hoạt để thành nơi đón nhận dòng vốn đó.

Thời gian qua chúng ta đã có một số chính sách để tận dụng sự thay đổi trên, như mở room cho thị trường chứng khoán, chính sách bất động sản đã thông thoáng hơn… Tới đây, việc cải cách doanh nghiệp nhà nước cần đẩy mạnh, những ngành nghề nào mà Nhà nước không cần nắm 100% vốn cũng nên mạnh dạn mở ra, còn ngành ngân hàng, tài chính không thể mở room hết ngay nhưng cũng nên có lộ trình.

Thực tế, nếu kiểm soát tốt nhập siêu, VN có thể tin tưởng sự ổn định trên thị trường tiền tệ bởi chúng ta sẽ có thặng dư trên tài khoản vốn. Ngoài vốn đầu tư nước ngoài, năm nay chúng ta dự kiến sẽ có lượng kiều hối về 12 – 14 tỉ USD nữa…

Nhiều doanh nghiệp lo ngại việc xuất khẩu nông thủy sản vào thị trường Trung Quốc sẽ gặp khó khăn do nước này liên tục phá giá đồng nhân dân tệ - Ảnh: T.T.D.
Nhiều doanh nghiệp lo ngại việc xuất khẩu nông thủy sản vào thị trường Trung Quốc sẽ gặp khó khăn do nước này liên tục phá giá đồng nhân dân tệ – Ảnh: T.T.D.

* Chúng ta cần phải làm gì để tránh khỏi hàng TQ giá rẻ?

– Khi giảm giá đồng CNY, hàng TQ rẻ đi sẽ là áp lực mạnh cho sản xuất trong nước. Theo tôi, chính sách thương mại khôn ngoan là phải sử dụng hàng rào phi thuế quan chứ không chỉ chực chờ tỉ giá hối đoái. Khi đã hội nhập, nhiều nước dùng hàng rào kỹ thuật, ta cần nghiên cứu áp dụng tốt hơn.

Tuy nhiên, quan trọng hơn là làm sao tận dụng được cơ hội trong khó khăn. Thông tin cho biết có hàng trăm tỉ USD đã rời TQ. Chúng ta cần đo lường, nghiên cứu một cách nghiêm túc xem lượng vốn rút khỏi TQ đi về đâu để có những chính sách phù hợp đón dòng vốn thoái ra này.

* Lãi suất liệu có bị ảnh hưởng khi điều chỉnh biên độ tỉ giá? Theo ông, lãi suất sắp tới có tăng không? Cần hỗ trợ thêm những gì để doanh nghiệp có thể tận dụng được những cơ hội trong khó khăn này?

– Lãi suất chịu tác động bởi hai nhân tố là theo quy luật cung cầu và lạm phát. Cầu tiền nhiều hơn cung thì lãi suất phải tăng. Theo tôi, bối cảnh hiện nay, lạm phát 2015 dự báo thấp chỉ 2-3% nên lãi suất khó có thể tăng lên được. Lãi suất cũng khó giảm hơn vì sự phục hồi của thị trường chứng khoán, bất động sản… Đợt điều chỉnh biên độ tỉ giá lần này tôi cho rằng không tác động khiến lãi suất phải điều chỉnh.

Còn hỗ trợ doanh nghiệp, thời gian qua Chính phủ đã có nhiều giải pháp như giảm thời gian nộp thuế, cải cách thủ tục hành chính, giảm chi phí không chính thức… Tuy nhiên, khoảng cách giữa chính sách và thực tế vẫn cần rút ngắn lại. Ví dụ giảm thời gian nộp thuế, thời gian thông quan cần làm sao để giảm được theo các đánh giá và thực tế phải cùng giảm xuống, giảm được chi phí cho doanh nghiệp… Chúng ta đã có nhiều chính sách, cần làm sao để các chính sách phát huy tác dụng cao nhất trên thực tế.

* Ngân hàng Nhà nước cho rằng thời gian tới sẽ điều hành tỉ giá ổn định. Nhưng nếu TQ tiếp tục phá giá đồng CNY, mức điều chỉnh trên có còn phù hợp?

– Chúng ta cần tiếp tục theo dõi nhưng việc duy trì ổn định tỉ giá có ý nghĩa sâu xa. Cách đây bốn năm, chúng ta đã điều chỉnh hơn 9% nhưng cái giá phải trả là làm mất lòng tin của nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.

Chúng ta rất quan tâm đến lạm phát và tỉ giá chỉ vì đây là hai loại thuế. Vì không được đặt tên là thuế nhưng nó là thuế, nếu tăng lên thì nó gây tổn thương đến lợi ích của nhà đầu tư. Vì họ bỏ tiền vào VN với tỉ giá này, một thời gian sau tỉ giá thay đổi mạnh sẽ khiến lợi nhuận của họ bị giảm nếu muốn chuyển về nước. Điều chỉnh tỉ giá bất cứ nước nào cũng phải cân nhắc kỹ…

Trung Quốc cam kết không phá giá thêm đồng nhân dân tệ

Trong động thái nhằm xoa dịu những quan ngại trên thị trường tiền tệ quốc tế, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) chiều 13-8 tuyên bố sẽ tạm dừng can thiệp vào thị trường ngoại hối, dù trước đó vài giờ PBOC tiếp tục phá giá đồng nhân dân tệ (CNY) thêm 1%, khiến đồng tiền này giảm giá ngày thứ ba liên tiếp.

Theo đó, điểm trung bình của tỉ giá ngày 13-8 ở mức 6.401 CNY đổi lấy 1 USD, tăng khoảng 1,1% so với mức giá 6.3306 CNY/1 USD một ngày trước đó.

Báo Tài Tân dẫn lời phó thống đốc PBOC Dịch Cương khẳng định PBOC đã rút khỏi những biện pháp can thiệp thị trường nhưng có thể vẫn thực hiện “cách quản lý hiệu quả” đối với đồng CNY trong trường hợp xuất hiện “sự biến động”.

Trợ lý thống đốc PBOC Chương Hiểu Huy thừa nhận chính sách nới lỏng tiền tệ này đã gây áp lực sụt giảm lên tỉ giá ngoại hối, đồng thời cam kết đồng CNY sẽ tăng giá trở lại vào thời gian tới. Tuyên bố này được đưa ra ngay sau khi PBOC thông báo sẽ “không phá giá đồng CNY” nhưng sẽ tăng cường giám sát những dòng chảy bất thường của tiền tệ xuyên biên giới.

Giới chức của PBOC cũng bác bỏ thông tin nói rằng chính phủ nước này sẽ để đồng CNY giảm 10%, cũng “không cần thiết điều chỉnh tỉ giá ngoại hối để hỗ trợ xuất khẩu”. Mã Tuấn, nhà kinh tế của PBOC, cho biết Trung Quốc đủ khả năng ổn định đồng CNY và bác bỏ cáo buộc nước này muốn châm ngòi một cuộc “chiến tranh tiền tệ”.

Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích quốc tế nhận định đồng CNY có khả năng sẽ tiếp tục giảm trong những tháng cuối năm 2015, đồng thời cho rằng PBOC đang cố xoa dịu mối quan ngại Chính phủ Trung Quốc đang “định hướng đồng CNY”, động thái có thể dẫn đến cuộc chiến tranh tiền tệ.

Hãng xếp hạng tín dụng Fitch nhận định động thái phá giá đồng CNY lần thứ ba liên tiếp cho thấy “nền kinh tế Trung Quốc đang chịu sức ép ngày càng lớn”. Việc Chính phủ Trung Quốc can thiệp vào thị trường tiền tệ cũng đặt ra nhiều câu hỏi về những cam kết cải cách theo định hướng thị trường.

Trong một diễn biến khác, các đồng tiền châu Á như rupiah (Indonesia), peso (Philippines), SGD (Singapore), won (Hàn Quốc) và đồng yen Nhật đã tăng nhẹ so với USD trong phiên giao dịch cuối ngày 13-8. Dù vậy, giới chuyên gia cảnh báo các đồng tiền khu vực châu Á – Thái Bình Dương vẫn đang đứng trước nguy cơ sau hai ngày sụt giảm tồi tệ nhất kể từ năm 1998 đến nay.

MỸ LOAN

Giá vàng tăng cao, chứng khoán giảm sâu

Sau khi tăng lên 34,9 triệu đồng/lượng, đến cuối ngày 13-8 giá vàng miếng SJC giảm trở lại, bán ra còn 34,8 triệu đồng/lượng; mua vào 34,1 triệu đồng/lượng. Tính chung trong hai ngày 12 và 13-8, giá vàng miếng SJC bán ra đã tăng đến 1,74 triệu đồng/lượng.

Lúc 17g ngày 13-8, giá vàng thế giới ở 1.117,8 USD/ounce, quy đổi tương đương 29,8 triệu đồng/lượng. Ông Nguyễn Công Tường, phó phòng kinh doanh sỉ Công ty SJC, cho biết giá vàng trong nước bị đẩy lên chủ yếu do cộng hưởng từ yếu tố tỉ giá, đặc biệt việc Trung Quốc liên tiếp phá giá đồng NDT và giá vàng thế giới có nhích lên.

Ngoài ra, giá vàng tăng nhanh còn do xuất hiện lực mua từ nhà đầu tư trong khi lượng bán rất ít.

Giá bán USD tại thị trường tự do đầu giờ chiều 13-8 lên đến 22.300 đồng/USD nhưng đến cuối ngày giảm lại còn 22.250 đồng/USD. Giá mua USD tiền mặt tại thị trường tự do ở mức 22.150 đồng/USD. Trong khi đó một số ngân hàng cũng sử dụng hết hoặc gần hết biên độ cho phép để ấn định giá bán USD.

* Đóng cửa giao dịch ngày 13-8, chứng khoán VN tiếp tục giảm sâu trước hiện tượng đồng NDT liên tục bị phá giá, dù đà giảm của các thị trường chứng khoán trong khu vực đã tạm ngưng.

Chốt phiên, VN-Index mất 9,98 điểm (1,65%), xuống mức 594,26. HNX-Index cũng giảm 1,31 điểm (1,58%), còn 81,43 điểm.