Thoái vốn nhà nước ở ngành nông nghiệp: Chật vật vì giá...

Thoái vốn nhà nước ở ngành nông nghiệp: Chật vật vì giá cổ phiếu thấp

1465
0
SHARE

“Giá trị cổ phiếu đối với các DN trong lĩnh vực nông nghiệp thấp. Giá cổ phần chào bán còn thấp hơn mệnh giá, thậm chí khi chào bán cũng không có nhà đầu tư nào mua nên ảnh hưởng đến việc thoái vốn”.
Đó là khẳng định của ông Đỗ Văn Nam, Vụ trưởng Vụ Quản lý Doanh nghiệp, Bộ NN&PTNT tại Hội nghị Sơ kết tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước 6 tháng đầu năm và thực hiện nhiệm vụ cả năm 2015 vừa tổ chức ngày 30/7, tại Hà Nội.

Theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ NN&PTNT đã giao cho 13 Tập đoàn, tổng công ty (TCT) trực thuộc Bộ phải thoái 3.274 tỷ đồng. Thực tế, các đơn vị đăng ký lên tới 5.026 tỷ đồng, đa số là của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, TCT Lương thực miền Bắc và TCT Lương thực miền Nam.

Tuy nhiên, đến ngày 30/6/2015, các DN đã thực hiện thoái vốn theo sổ sách được 1.718 tỷ đồng, đạt 52% so với chỉ đạo của Chính phủ nhưng chỉ đạt 34% so với kế hoạch thoái vốn các đơn vị đã đăng ký.

Như vậy số vốn còn tiếp tục phải thoái từ nay đến hết năm 2015 là rất lớn, khoảng hơn 3.308 tỷ đồng, trong khi đó tốc độ thoái vốn trong thời gian qua khá chậm, gặp nhiều khó khăn.

Nhấn mạnh đến những nguyên nhân khiến việc thoái vốn diễn ra chậm chạp, ông Nam cho biết: “Giá trị cổ phiếu đối với các DN trong lĩnh vực nông nghiệp thấp. Giá cổ phần chào bán còn thấp hơn mệnh giá, thậm chí khi chào bán cũng không có nhà đầu tư nào mua nên ảnh hưởng đến việc thoái vốn. Ngoài ra, việc thoái vốn đầu tư tại các doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ cũng gặp nhiều khó khăn”.

Thực tế, một số DN 100% vốn nhà nước có vốn góp tại các DN khác, tuy nhiên các DN khác này (đặc biệt là các DN mà nhà nước chỉ nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ) lại làm ăn thua lỗ, dẫn đến việc mất hết vốn nhà nước. Khi thực hiện tái cơ cấu (TCC) tại các DN khác này rất khó khăn thực hiện thoái toàn bộ vốn nhà nước thì không còn vốn để thoái.

Việc thực hiện giải thể, hoặc phá sản theo quy định của Luật DN thì vướng mắc do cổ đông khác dùng quyền phủ quyết của mình không thống nhất việc giải thể hoặc phá sản DN, ảnh hưởng đến kết quả thoái vốn theo đề án TCC của DN đã được cơ quan thẩm quyền phê duyệt.

 

ca-phe-vn-656e5

Sắp xếp lại các nông, lâm trường quốc doanh gặp khó khăn nhất là tại khu vực dân cư nhạy cảm ở Tây Nguyên (Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)

Hơn nữa, công tác sắp xếp, đổi mới các nông, lâm trường quốc doanh còn chậm, đặc biệt là tại các khu vực dân cư nhạy cảm ở Tây Nguyên.

Nhiều địa phương lúng túng trong quá trình triển khai, vẫn còn tư duy cũ muốn giữ lại mô hình trước đây mà không muốn đổi mới.

“Tiến độ thực hiện TCC DN nhà nước chậm; số lượng DN phải hoàn thành TCC, cổ phần hóa (CPH), giá trị vốn nhà nước cần thoái trong 6 tháng cuối năm là khá nhiều, nếu các DN không tập trung, quyết liệt thực hiện thì sẽ không hoàn thành được kế hoạch TCC DN nhà nước năm 2015 cũng như kế hoạch giai đoạn 2011-2015,” ông Nam khẳng định.

Đến 30/12/2014, Bộ đã hoàn thành CPH 9 TCT. Trong 6 tháng đầu năm 2015, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Phương án cổ phần hóa TCT Rau quả, nông sản; TCT Chè Việt Nam. Từ nay cho đến hết năm 2015, sẽ tiếp tục chỉ đạo Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (gồm 22 công ty), TCT Cà phê Việt Nam (gồm công ty mẹ và 26 công ty con); TCT Lương thực miền Bắc (gồm công ty mẹ và 2 công ty con) thực hiện phương án sắp xếp tổng thể.

Theo ông Nam, để đẩy nhanh công tác thoái vốn cần gắn quá trình này với việc thu hút các nhà đầu tư chiến lược có tiềm năng để tham gia quản trị DN, đổi mới phương thức quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động của DN.

Đối với các DN đầu tư vào các DN khác làm ăn thua lỗ thì được phép thoái vốn với giá trị dưới sổ sách. Một số công ty con của các TCT lớn đầu tư 2-3 tỷ đồng vào các công ty khác, khi thoái vốn chào bán cổ phần không thu hút được nhà đầu tư thì được phép bán cho người lao động cam kết làm việc lâu dài cho đơn vị theo quy định pháp luật