Dư nợ Chính phủ bảo lãnh đến cuối năm 2018 đã giảm khoảng 18.550 tỷ đồng so với năm 2017, góp phần giảm nợ công theo chủ trương của Đảng, Quốc hội.
Báo cáo của Bộ Tài chính về tình hình nợ Chính phủ bảo lãnh cho thấy, tính đến hết năm 2018, tổng dư nợ được Chính phủ bảo lãnh là hơn 437 nghìn tỷ đồng (giảm khoảng 18.550 tỷ đồng so với năm 2017), chiếm 13,5% tổng nợ công và bằng 7,9% GDP.
Bộ Tài chính cho biết: Do trong năm 2018, Chính phủ đã phê duyệt chủ trương cấp bảo lãnh cho 2 dự án điện (Sông Hậu 1 của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam – PVN và Vĩnh Tân 4 mở rộng của Tập đoàn Điện lực Việt Nam – EVN) trị giá hơn 1,6 tỷ USD nên tỷ trọng vốn đã cấp bảo lãnh chính phủ cho các doanh nghiệp đã có sự thay đổi so với năm 2017.
![]() |
Một số dự án của EVN và PVN đã trả nợ trước hạn. Ảnh: Lương Bằng |
Dư nợ bảo lãnh ngành điện hiện chiếm tỷ trọng lớn trong danh mục bảo lãnh Chính phủ do dư nợ của các lĩnh vực khác đang giảm dần do không cấp bảo lãnh mới.
Bộ Tài chính đánh giá: Các dự án đầu tư nguồn điện đảm bảo lượng điện tiêu thụ và có hợp đồng bán điện dài hạn nên có nguồn thu ổn định và đảm bảo khả năng trả nợ tốt so với các lĩnh vực khác.
Tuy nhiên, Bộ Tài chính cho rằng bảo lãnh trong lĩnh vực điện tập trung chủ yếu tại một số tập đoàn lớn như EVN, PVN và Vinacomin với trị giá vay lớn tạo nên tỷ trọng dư nợ lớn trong danh mục sẽ làm tăng rủi ro nếu doanh nghiệp có vấn đề về tài chính.
EVN là đơn vị có số nợ vay được Chính phủ bảo lãnh nhiều nhất bởi việc đầu tư nguồn điện rất tốn kém. Theo Bộ Tài chính, tổng vốn đã cấp bảo lãnh cho EVN đến 31/12/2018 vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong lĩnh vực điện (58,43%) nhưng đã giảm 1,94 điểm % so với năm 2017. Trong khi con số này của PVN đã tăng thêm 1,54 điểm % so với năm 2017, chiếm 17,61%. Tỷ trọng của các doanh nghiệp khác giảm nhẹ do không có cấp bảo lãnh trong năm 2018.
Các dự án ngành điện đều đang trả nợ bình thường, một số dự án của EVN và PVN đã trả nợ trước hạn.
Trong lĩnh vực hàng không, năm 2018 Tổng công ty Hàng không Việt Nam (VNA) và Công ty cổ phần Cho thuê máy bay tiếp tục đảm bảo việc trả nợ đầy đủ, đúng hạn. VNA vẫn tiếp tục thực hiện trả nợ trước hạn một số khoản vay có lãi suất cao hoặc có thời hạn trả nợ còn lại ngắn từ nguồn thu kinh doanh của doanh nghiệp với trị giá 31 triệu USD.
Đến cuối năm 2018, dư nợ bảo lãnh đối với lĩnh vực hàng không là hơn 1,3 tỷ USD, giảm so với cuối năm 2017.
![]() |
Nhà máy giấy phương Nam không trả được nợ nên Chính phủ phải tạm trả thay. |
Còn nhiều dự án gặp khó khăn trong trả nợ
Theo Bộ Tài chính, một số dự án xi măng được Chính phủ bảo lãnh đang được trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án tái cơ cấu khoản nợ vay Quỹ tích lũy trả nợ như Xi măng Hạ Long, Xi măng Đồng Bành đã thu xếp tự trả nợ vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh. Các dự án còn lại đang trả nợ bình thường.
Dự án xi măng sông Thao sau khi được tái cơ cấu đã trả hết khoản vay được Chính phủ bảo lãnh, khoản vay Quỹ tích lũy và tất toán toàn bộ nghĩa vụ nợ với Bộ Tài chính.
Đến cuối 2018, dư nợ bảo lãnh đối với lĩnh vực xi măng là hơn 94 triệu USD, giảm gần một nửa so với cuối năm 2017 do các dự án đang trong giai đoạn trả gốc.
Dù vậy, Bộ Tài chính vẫn đánh giá: Lĩnh vực xi măng vẫn là lĩnh vực có rủi ro bán hàng do ảnh hưởng của thị trường xây dựng và vẫn cần được các bộ quản lý theo dõi sát sao.
Một số dự án khác được Chính phủ bảo lãnh đang đối mặt nhiều khó khăn, khiến Chính phủ phải tạm ứng trả nợ thay.
Dự án gặp khó khăn dài hạn trong quá trình vận hành và trả nợ là dự án Xekaman 3 của Công ty CP Điện Việt Lào. Dự án bị sự cố địa chất bất khả kháng và vẫn đang trong quá trình khắc phục. Hiện nay công ty nỗ lực khắc phục sự cố và tái cơ cấu lịch trả nợ cả trong và ngoài nước để có thể vượt qua thời kỳ khó khăn, ổn định, sản xuất và trả nợ.
“Công ty có rủi ro về tài chính và vận hành đối với dự án Xekaman 3 nếu việc khắc phục sự cố không đảm bảo tiến độ và kết quả dự án”, Bộ Tài chính lưu ý.
Ngoài ra, trong năm 2018, dự án nhà máy giấy Phương Nam đã kết thúc việc trả nợ cho ngân hàng Societe Generale và Tổng công ty Giấy đang nhận nợ với Quỹ tích lũy trả nợ đối với các khoản mà Quỹ đã ứng trả cho ngân hàng.
Do dự án này đem bán đấu giá nhiều lần không ai mua nên đến nay chưa có nguồn để trả nợ mà Quỹ tích lũy đã ứng trả thay.
Đối với dự án BT đường Hồ Chí Minh đoạn La Sơn – Túy Loan do Bộ Giao thông vận tải là chủ đầu tư đang gặp vấn đề về trả nợ. Lý do là chưa được Bộ Kế hoạch và Đầu tư bố trí vốn đầu tư trong Kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2016-2020. Bộ Tài chính có nhiều văn bản đề nghị hai Bộ trao đổi, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Năm 2018, Quỹ tích lũy trả nợ đã phải ứng vốn theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ với số tiền hơn 44 triệu USD.
“Đây là vấn đề nổi cộm và cần phải xử lý dứt điểm để tránh vi phạm nghĩa vụ của bên vay và bên bảo lãnh là Chính phủ Việt Nam”, Bộ Tài chính lưu ý.
Học kế toán thuế tại Thanh Hóa
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN – TIN HỌC ATC – UY TÍN, CHUYÊN NGHIỆP HÀNG ĐẦU THANH HÓA
- NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH HỌC
Phần 1. Khai báo các thông tin ban đầu
Hướng dẫn khai báo mã danh mục nhân viên, danh mục tài khoản ngân hàng
Hướng dẫn khai báo mã hàng hóa đầu kỳ, cập nhật chi tiết số dư chi tiết báo cáo tồn kho hàng hóa.
Hướng dẫn khai báo mã công cụ dụng cụ, tồn kho công cụ dụng cụ đầu kỳ.
Cách khai báo, phản ánh các vấn đề CCDC đầu kỳ như: Mã, tên, giá trị CCDC đầu kỳ, thời gian phân bổ CCDC, giá trị và giá trị còn lại của CCDC
Cách khai báo, phản ánh các vấn đề về TSCĐ đầu kỳ như: Mã, tên, nguyên giá TSCĐ, thời gian khấu hao, giá trị đã khấu hao, giá trị còn lại TSCĐ.
Cách khai báo số dư chi tiết của các tài khoản
Phần 2 Xử lý số phát sinh trong kỳ
Xác định nội dung công việc của kế toán tổng hợp
Xác định hình hình thức kế toán doanh nghiệp đang áp dụng, hình thức doanh nghiệp, các chế độ kế toán đang được áp dụng tại doanh nghiệp….
Hướng dẫn hạch toán hóa đơn mua hàng hóa về nhập kho thanh toán ngay, chưa thanh toán
Hạch toán các hóa đơn mua hàng hóa về không qua kho xuất bán ngay cho khách hàng
Hạch toán các hóa đơn mua chi phí phân bổ vào giá mua hàng hóa làm tăng giá vốn của hàng hóa lên
Thực hành kế toán mua và ghi tăng công cụ dụng cụ trong các trường hợp cụ thể
Thực hành kế toán mua và ghi tăng tài sản cố định, nhượng bán, thanh lý TSCĐ
Hạch toán kế toán tiền mặt và việc theo dõi sổ quỹ tiền mặt vào từng thời kỳ.
Hạch toán tiền kế toán ngân hàng và việc theo dõi chi tiết số dư chi tiết tài khoản từng ngân hàng.
Thực hành phân hệ kế toán bán hàng, các khoản giảm trừ doanh thu như hàng bán bị trả lại, giảm giá hàng bán,…
Hạch toán hóa đơn bán dịch vụ trong các trường hợp cụ thể
Thực hành phân hệ kế toán tiền lương, các khoản trích theo lương áp dụng theo chế độ bảo hiểm mới nhất
Phần 3. Xử lý các nội dung sau khi nhập liệu trên hóa đơn, chứng từ
Nhận biết từng tài khoản giữa chi tiết và tổng hợp đã hợp lý chính xác hay chưa? Cách sửa sai các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính.
Dạy cách xử lý quỹ tiền mặt tại doanh nghiệp trong các trường hợp âm quỹ tiền mặt, quỹ tiền mặt quá nhiều.
Dạy cách xử lý các vấn đề như hàng tồn kho, cân đối giữa doanh thu và chi phí, các vấn đề sai sót về tài sản cố định, công cụ dụng cụ giữa chi tiết và tổng hợp so với báo cáo tài chính.
Dạy cách cân đối số dư về tiền thuế được khấu trừ và tiền thuế GTGT phải nộp so với báo cáo thuế hàng tháng
Hướng dẫn cách xem báo cáo công nợ phải thu của khách hàng, công nợ phải trả cho nhà cung cấp
Phần 4. Các công việc cuối năm phải làm
4.1 Hướng dẫn lập Báo cáo tài chính
Hướng dẫn chi tiết lập báo cáo tài chính cuối năm. Ý nghĩa của các chỉ số trên báo cáo tài chính gồm:
– Bảng cân đối kế toán
– Lập kết quả hoạt động kinh doanh
– Lập lưu chuyển tiền tệ
– Thuyết minh báo cáo tài chính
Lập báo cáo quyết toán thuế TNDN, quyết toán thuế TNCN cuối năm
4.2 In ấn sổ sách và cách sắp xếp hồ sơ
Hướng dẫn cách in từng loại sổ sách kế toán: Sổ chi tiết, Sổ cái…
Hướng dẫn in các báo cáo cần thiết cho công ty thương mại gồm
– Báo cáo công nợ phải thu của khách hàng
– Báo cáo công nợ phải trả nhà cung cấp
– Báo cáo phân bổ CCDC cuối năm
– Báo cáo khấu hao TSCĐ cuối mỗi năm
– Hướng dẫn in và xem báo cáo chi tiết quỹ tiền mặt và tiền gửi ngân hàng.
– Hướng dẫn kỹ năng Quyết toán thuế với cơ quan thuế
– Hướng dẫn các vấn đề hay bị cơ quan thuế để ý đối với công ty thương mại dịch vụ.
Học kế toán thực tế tại Thanh Hóa
- Thời gian học: Tất cả các ngày trong tuần:
Sáng: Từ 8h đến 11h
Chiều: Từ 14h đến 17h
Tối: Từ 18h đến 21h
(Thời gian học do học viên tự linh động, học viên rảnh lúc nào đến học lúc đó, không cố định giờ, không giới hạn số buổi – ATC cam kết đào tạo cho tới khi học viên thành nghề và có chính sách hỗ trợ học viên sau khi kết thúc khóa học).
Liên hệ và đăng ký học tại:
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THỰC TẾ – TIN HỌC VĂN PHÒNG ATC
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN VÀ ĐÀO TẠO ATC
Địa chỉ: Số 89 Đại Lộ Lê Lợi – Đông Hương – TP Thanh Hóa ( cách Bưu Điện tỉnh Thanh Hoá 500m về hướng đông, hướng đi BigC).
Liên hệ để đăng ký: 0948.815.368 / 0961.815.368
Truy cập website để biết chi tiết khóa học: https://hocketoantaithanhhoa.vn