Cách tính tiền trợ cấp thai sản cho người lao động năm...

Cách tính tiền trợ cấp thai sản cho người lao động năm 2021

807
0
SHARE

Học kế toán cấp tốc tại Thanh Hóa

Trung tâm đào tạo kế toán thực tế- tin học văn phòng ATC liên tục mở các khóa Học kế toán tại Thanh Hóa, giúp các bạn học viên có nhu cầu học kế toán thực tế ở Thanh Hóa có thêm nhiều cơ hội học tập, trau dồi thêm nhiều kỹ năng hữu dụng, áp dụng sát thực tế công việc. ATC được đánh giá là trung tâm kế toán tại Thanh Hóa có số lượng học viên đông đảo. và thường xuyên nhận cơn mưa lời khen của học viên sau mỗi khóa học.

Không chỉ chuyên đào tạo, ATC chúng tôi còn hướng đến giá trị chia sẻ kiến thức hữu ích. Với mong muốn phổ cập tới đông đảo mọi người những kiến thức hay ho của kế toán.

Cùng theo dõi trang của ATC để thường xuyên cập nhật các kiến thức hay các bạn nhé!

Trong bài viết hôm nay, ATC xin chia sẻ cùng các bạn về chủ để:

Cách tính tiền trợ cấp thai sản cho người lao động năm 2021

1. Điều kiện hưởng trợ cấp thai sản

Để nhận trợ cấp thai sản người lao động (NLĐ) phải đảm bảo các điều kiện quy định tại Điều 31, Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Cụ thể điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:

Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a, Lao động nữ mang thai;

b, Lao động nữ sinh con;

c, Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d, Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ, Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e, Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

  • NLĐ quy định tại các Điểm b, c nêu trên và phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. (1)
  • NLĐ quy định tại Điểm b nêu trên đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng BHXH từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con. (2)

Lưu ý: Người lao động đủ điều kiện (1) và (2) nêu trên mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.

2. Cách tính tiền trợ cấp thai sản 2021 

Trợ cấp thai sản được áp dụng cho cả lao động nam và lao động nữ khi đủ điều kiện hưởng theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội. Cách tính trợ cấp thai sản cần căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để có thể tính mức hưởng trợ cấp thai sản của mình.

2.1 Cách tính tiền trợ cấp thai sản đối với lao động nữ

Đối với từng trường hợp cụ thể lao động nữ sẽ được nhận tiền trợ cấp thai sản theo quy định. Cụ thể các trường hợp như sau:

Lao động nữ sinh con có mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc.

Trường hợp lao động nữ nghỉ khám thai:

Căn cứ vào Điều 32 và Khoản 1, Điều 39, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày.

Mức trợ cấp nghỉ chế độ đi khám thai = (100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ khám thai/24 ngày) x Số ngày nghỉ

Trong trường hợp NLĐ ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.

Trường hợp lao động nữ nghỉ sinh con:

Căn cứ vào Khoản 1, Điều 39, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định lao động nữ sinh con có mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

Trường hợp người lao động đóng BHXH chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.

Mức hưởng 01 tháng = 100% x Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc

Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể mà lao động nữ sinh con sẽ được nhận số tiền trợ cấp thai sản tương ứng với số tháng nghỉ theo quy định. Thông thường thời gian nghỉ của lao động nữ sinh con là 6 tháng. Trường hợp con chết sau sinh hoặc nhận con nuôi dưới 6 tháng tuổi căn cứ theo quy định tại Điều 34, Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

Trường hợp nhận trợ cấp 1 lần khi sinh con hoặc nhận con nuôi:

Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.

Trợ cấp 1 lần = 2 x Mức lương cơ sở tại tháng sinh con/nhận con nuôi

Lưu ý: Đối với trường hợp nhận con nuôi áp dụng cho cả lao động nam và nữ.

Trường hợp nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau sinh:

Căn cứ theo quy định tại Điều 41, Luật Bảo hiểm xã hội 2014, lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày. Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.

Mức trợ cấp dưỡng sức 01 ngày = 30% x Mức lương cơ sở tại thời điểm nghỉ

Năm 2021, mức lương cơ là 1,49 triệu đồng, vậy mức trợ cấp dưỡng sức một ngày = 1.490.000 x 30% = 447.000 đồng.

2.2 Cách tính tiền trợ cấp thai sản đối với lao động nam

Cũng giống như lao động nữ lao động nam có quy định về chế độ thai sản rõ ràng và được hưởng trợ cấp thai sản theo từng trường hợp. Cụ thể các trường hợp tính tiền trợ cấp thai sản như sau:

Trường hợp lao động nam có vợ sinh con:

Căn cứ theo Khoản 2, Điều 34 và Điểm b, Khoản 1, Điều 39, Luật bảo hiểm xã hội 2014. Lao động nam có vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản có mức hưởng được tính như sau:

Trợ cấp thai sản khi có vợ sinh con = (100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ khám thai/24 ngày) x Số ngày nghỉ

Số ngày nghỉ được quy định như sau:

  • Nghỉ 05 ngày làm việc;
  • Nghỉ 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;
  • Nếu vợ sinh đôi chồng được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc.
  • Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.

Trường hợp mẹ sinh con mà mẹ bị chết sau khi sinh con thì cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ.

Trường hợp lao động nam nhận trợ cấp 1 lần khi vợ sinh con:

Theo quy định tại Điều 38, Luật Bảo hiểm xã hội, trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia BHXH thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.

Trợ cấp 1 lần khi vợ sinh con = 2 x Mức lương cơ sở tại tháng sinh con

Mức lương cơ sở năm 2021 là 1,49 triệu đồng. Do đó, mức trợ cấp một lần khi vợ sinh con mà người cha được nhận = 1.490.000 x 2 = 2,98 triệu đồng.

Học kế toán tại Th Hóa

Liên hệ Chuyên viên Tư vấn:

TRUNG TÂM KẾ TOÁN THỰC TẾ – TIN HỌC VĂN PHÒNG  ATC

Hotline: 0961.815.368 | 0948.815.368

Địa chỉ: Số 01A45 Đại Lộ Lê Lợi – P.Đông Hương – TP Thanh Hóa (Mặt đường đại lộ Lê Lợi, cách cầu Đông Hương 300m về hướng Đông).

Các bạn quan tâm đến khóa học tin học văn phòng của ATC vui lòng xem chi tiết khóa học:

Học kế toán tại Thanh Hóa

Học kế toán ở Thanh Hóa

Học kế toán cấp tốc ở Thanh Hóa

Học kế toán cấp tốc tại Thanh Hóa

Trung tâm kế toán tại Thanh Hóa

Trung tâm kế toán ở Thanh Hóa

Khóa học kế toán thực hành ở Thanh Hóa

Khóa học kế toán thực tế ở Thanh Hóa

Học tin học văn phòng cấp tốc tại Thanh Hóa