Hoc ke toan cap toc tai thanh hoa
Ngoài chế độ được nghỉ 6 tháng thai sản thì sau sinh lao động nữ còn được hưởng thêm chế độ dưỡng sức sau sinh.
Vậy cụ thể chế độ đó như thế nào? Mời bạn tham khảo bài viết sau nhé!
-
Điều kiện được hưởng chế độ
Căn cứ Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định chi tiết về chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản như sau:
“Điều 41. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản
1. Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 33, khoản 1
hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức
khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.
Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu
năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.
2. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:
a) Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;
b) Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;
c) Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.
3. Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.”
Hồ sơ hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh được quy định tại Điểm 2.4, Khoản 2, Điều 4,
Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH ngày 31/1/2019. Theo đó lao động
nữ hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau sinh phải làm 01 bộ hồ theo quy định
tại Khoản 5, Điều 101, Luật Bảo hiểm xã hội.
II. Hồ sơ hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau sinh gồm:
Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về tình trạng người mẹ
sau khi sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con;
Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau
khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh;
Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc lao động nữ phải
nghỉ việc để dưỡng thai; phục hồi sức khỏe.
Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con;
Bản sao giấy chứng tử của con trong trường hợp con chết, bản sao giấy chứng tử của mẹ
trong trường hợp sau khi sinh con mà mẹ chết.
Có 2 cách nộp hồ sơ:
Bạn có thể khai (Mẫu 01B-HSB) kèm giấy chứng sinh hoặc giấy ra viện nộp hồ sơ lên cơ quan bảo hiểm
Hoặc có thể khai trên trực tiếp phần mềm của BHXH vào phần xét duyệt chế độ ốm đau
dưỡng sức ấn tiếp theo bạn vào mẫu 630C như hình để khai nộp trực tiếp. Sau khi khai
nộp bạn nộp giấy chứng sinh hoặc giấy ra viện của người lao động lên cơ quan bảo hiểm để được xét duyệt
Trên đây là các thông tin liên quan đến chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh, kế toán ATC
chúc các bạn sức khỏe và thành công!
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THỰC TẾ – TIN HỌC VĂN PHÒNG ATC
DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ ATC – THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP ATC
Địa chỉ:
Số 01A45 Đại lộ Lê Lợi – Đông Hương – TP Thanh Hóa
( Mặt đường Đại lộ Lê Lợi, cách bưu điện tỉnh 1km về hướng Đông, hướng đi Big C)
Tel: 0948 815 368 – 0961 815 368
Nơi đào tạo kế toán cấp tốc tại Thanh Hóa
Trung tâm kế toán cấp tốc ở Thanh Hóa