Kế toán trong doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc đá quý

Kế toán trong doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc đá quý

1388
0
SHARE

1. Xác định đối tượng kinh doanh, hàng hóa dịch vụ

Vàng được xem là đối tượng hàng hóa với doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc đá quý  và được hach toán vào TK 156  

Hạch toán kế toán:

– Mua vàng vào thường là đối tượng cá nhân mua bán trao đổi nên mua vào lập bảng kê mua vào hàng ngày khi phát sinh giao dịch mua bán

1.     Phiếu chi tiền

2.     Bảng kê

3.     Phiếu nhập kho

Nợ TK 156

Có TK 111,331

– Bán vàng ra ghi nhận doanh thu và giá vốn bình thường

+ Doanh thu:

1.     Phiếu thu tiền, công nợ

2.     Phiếu xuất kho

3.     Hóa đơn xuất ra

4.     Cuối ngày lập bảng kê kèm theo hóa đơn xuất bán khách lẻ này

Nợ TK 111,131

Có TK 511

+ Giá vốn:

–  Phiếu xuất kho

–  Xuất theo theo 4 phương pháp đăng ký: Fifo, Lifo, Thực tế đích danh, Bình quân gia quyền

Nợ TK 632

Có TK 156

2. Quy định về xuất hóa đơn đối với ngành nghề dịch vụ kinh doanh, và kê khai thuế GTGT

–  Căn cứ vào Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31 tháng 3 năm 2014 hướng dẫn thi hành nghị định 51/2010/NĐ-CP quy định về hoá đơn bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ

* Cách lập một số tiêu thức cụ thể trên hóa đơn

–  Người mua không lấy hóa đơn thì lập bảng kê bán hàng, cuối ngày xuất 01 hóa đơn tổng tiền hàng đã bán trong ngày

–  Việc áp dụng đối với giá trị hàng hóa dưới 200.000 đ không phải xuất hóa đơn chỉ áp dụng cho Bên Bán hàng còn bên Mua hàng muốn là chi  phí hợp lý thì phải có hóa đơn dù dưới 200.000 hay trên 200.0000 trừ các trường hợp được lập bảng kê

–  Người mua không lấy hóa đơn thì vẫn xuất ra như bình thường và kê khai thuế đầy đủ để nguyên tại cuống không xé ra

* Cách kê khai thuế GTGT

– Thuế GTGT Kê khai theo Phụ lục 03/GTGT

–  Áp dụng thuế GTGT trực tiếp trên doanh thu

– Hóa đơn áp dụng:  Mẫu số 02GTTT3/001 – Hóa đơn bán hàng