Các khoản chi phí không được trừ khi tính thuế TNDN 2021

Các khoản chi phí không được trừ khi tính thuế TNDN 2021

743
0
SHARE
Trung tâm kế toán ở Thanh Hóa trung tâm kế toán ATC thông tin về Các khoản chi phí không được trừ khi tính thuế TNDN 2021

Trung tâm kế toán ở Thanh Hóa

Trung tâm đào tạo kế toán thực tế- tin học văn phòng ATC liên tục mở các khóa Học kế toán tại Thanh Hóa, giúp các bạn học viên có nhu cầu học kế toán thực tế ở Thanh Hóa có thêm nhiều cơ hội học tập, trau dồi thêm nhiều kỹ năng hữu dụng, áp dụng sát thực tế công việc. ATC được đánh giá là trung tâm kế toán tại Thanh Hóa có số lượng học viên đông đảo. và thường xuyên nhận cơn mưa lời khen của học viên sau mỗi khóa học.

Không chỉ chuyên đào tạo, ATC chúng tôi còn hướng đến giá trị chia sẻ kiến thức hữu ích. Với mong muốn phổ cập tới đông đảo mọi người những kiến thức hay ho của kế toán.

Cùng theo dõi trang của ATC để thường xuyên cập nhật các kiến thức hay các bạn nhé!

Trong bài viết hôm nay, ATC xin chia sẻ cùng các bạn về chủ để:

Các khoản chi phí không được trừ khi tính thuế TNDN 2021

  1. CÁC KHOẢN CHI PHÍ KHÔNG ĐƯỢC TRỪ KHI TÍNH THUẾ TNDN 2021:

2.1. CHI PHÍ KHẤU HAO TSCĐ KHÔNG ĐƯỢC TRỪ KHI:

2.1.1. Trích khấu hao đối với tài sản cố định không sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

2.1.2.  Trích khấu hao đối với tài sản cố định không có giấy tờ chứng minh thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp (trừ tài sản cố định thuê mua tài chính).

2.1.3. Trích khấu hao đối với tài sản cố định không được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp theo chế độ quản lý tài sản cố định và hạch toán kế toán hiện hành.

2.1.4. Phần trích khấu hao vượt mức quy định hiện hành của Bộ Tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định. Các trường hợp cụ thể như sau:

Như vậy:

 Doanh nghiệp phải thông báo phương pháp trích khấu hao TSCĐ cho cơ quan thuế trước khi thực hiện trích khấu hao.

 Nếu trích khấu hao nhanh hơn khung thì chi phí vượt khung đó sẽ bị loại ra khỏi chi phí được trừ của kỳ đó khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

 Đối với cơ sở kinh doanh áp dụng khấu hao theo đường thẳng được khấu hao nhanh (Điều kiện là Cơ sở kinh doanh kinh doanh có hiệu quả kinh tế cao; khi khấu hao nhanh cơ sở vẫn có lãi) để đổi mới công nghệ mà mức khấu hao nhanh vượt quá 2 lần mức khấu hao theo đường thẳng thì phần khấu hao vượt quá 2 lần sẽ không được trừ khi tính thuế TNDN

2.1.5. Khấu hao đối với tài sản cố định đã khấu hao hết giá trị.

2.1.6. Một số trường hợp cụ thể  trích khấu hao được xác định như sau:

– Không được tính vào chi phí được trừ: Phần trích khấu hao tương ứng với nguyên giá vượt trên 1,6 tỷ đồng/xe đối với ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống (trừ: ô tô dùng cho kinh doanh vận tải hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn; ô tô dùng để làm mẫu và lái thử cho kinh doanh ô tô).

– Không được tính vào chi phí được trừ: Phần trích khấu hao đối với tài sản cố định là tàu bay dân dụng, du thuyền không sử dụng kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn.

Lưu ý 1:  Ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống chuyên kinh doanh vận tải hành khách, du lịch và khách sạn là các ô tô được đăng ký tên doanh nghiệp mà doanh nghiệp này trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký một trong các ngành nghề: vận tải hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn và được cấp phép kinh doanh theo quy định tại các văn bản pháp luật về kinh doanh vận tải, hành khách, du lịch, khách sạn.

Lưu ý 2:  Tàu bay dân dụng và du thuyền không sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hoá, hành khách, khách du lịch là tàu bay dân dụng, du thuyền của các doanh nghiệp đăng ký và hạch toán trích khấu hao tài sản cố định nhưng trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của doanh nghiệp không đăng ký ngành nghề vận tải hàng hoá, vận tải hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn.

–  Không được tính vào ci phí được trừ:  Khấu hao đối với giá trị quyền sử dụng đất lâu dài và giá trị công trình trên đất không sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Quy định cụ thể như sau:

“Khấu hao đối với công trình trên đất vừa sử dụng cho sản xuất kinh doanh vừa sử dụng cho mục đích khác thì không được tính khấu hao vào chi phí được trừ đối với giá trị công trình trên đất tương ứng phần diện tích không sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Trường hợp doanh nghiệp có công trình trên đất như trụ sở văn phòng, nhà xưởng, cửa hàng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì doanh nghiệp được trích khấu hao tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế theo đúng mức trích khấu hao và thời gian sử dụng tài sản cố định quy định hiện hành của Bộ Tài chính đối với các công trình này nếu đáp ứng các điều kiện như sau:

+ Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên doanh nghiệp (trong trường hợp đất thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp) hoặc có hợp đồng thuê đất, mượn đất giữa doanh nghiệp với đơn vị, cá nhân có đất và đại diện doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của hợp đồng (trong trường hợp đất đi thuê hoặc đi mượn).

+ Hóa đơn thanh toán khối lượng công trình xây dựng bàn giao kèm theo hợp đồng xây dựng công trình, thanh lý hợp đồng, quyết toán giá trị công trình xây dựng mang tên, địa chỉ và mã số thuế của doanh nghiệp.

+ Công trình trên đất được quản lý, theo dõi hạch toán theo quy định hiện hành về quản lý tài sản cố định”

 

 2.2. CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU KHÔNG ĐƯỢC TRỪ KHI:

2.2.1. Phần chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, hàng hóa vượt mức tiêu hao hợp lý, bị tổn thất hoặc bị hư hỏng nặng đã được các tổ chức, cá nhân bồi thường

2.2.2. Chi phí của doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ (không có hóa đơn, được phép lập Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào theo mẫu số 01/TNDN kèm theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC) nhưng không lập Bảng kê kèm theo chứng từ thanh toán cho người bán hàng, cung cấp dịch vụ trong các trường hợp:

– Mua hàng hóa là nông, lâm, thủy sản của người sản xuất, đánh bắt trực tiếp bán ra;

– Mua sản phẩm thủ công làm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, song, mây, rơm, vỏ dừa, sọ dừa hoặc nguyên liệu tận dụng từ sản phẩm nông nghiệp của người sản xuất thủ công không kinh doanh trực tiếp bán ra;

– Mua đất, đá, cát, sỏi của hộ, cá nhân tự khai thác trực tiếp bán ra;

– Mua phế liệu của người trực tiếp thu nhặt;

– Mua tài sản, dịch vụ của hộ, cá nhân không kinh doanh trực tiếp bán ra;

– Mua hàng hóa, dịch vụ của cá nhân, hộ kinh doanh (không bao gồm các trường hợp nêu trên) có mức doanh thu dưới ngưỡng doanh thu chịu thuế giá trị gia tăng (100 triệu đồng/năm).

Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ do người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền của doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực. Doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ được phép lập Bảng kê và được tính vào chi phí được trừ. Các khoản chi phí này không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. Trường hợp giá mua hàng hóa, dịch vụ trên bảng kê cao hơn giá thị trường tại thời điểm mua hàng thì cơ quan thuế căn cứ vào giá thị trường tại thời điểm mua hàng, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự trên thị trường xác định lại mức giá để tính lại chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

2.3. CÁC KHOẢN CHI LIÊN QUAN ĐẾN NGƯỜI LAO ĐỘNG KHÔNG ĐƯỢC TRỪ

Chi phí tiền lương, tiền công, tiền thù lao, tiền thưởng, bảo hiểm hưu trí tự nguyện, bảo hiểm nhân thọ, trang phục, phụ cấp, chi có tính chất phúc lợi …KHÔNG được tính vào chi phí được trừ cụ thể như sau:

2.3.1. Chi tiền lương, tiền công và các khoản phải trả khác cho người lao động doanh nghiệp đã hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế không chi trả hoặc không có chứng từ thanh toán theo quy định của pháp luật.

2.3.2. Tiền lươngtiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ công ty TNHH một thành viên (do một cá nhân làm chủ); Thù lao trả cho các sáng lập viên, thành viên của hội đồng thành viên, hội đồng quản trị mà những người này không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh.

2.3.3. Tiền lương, tiền công và phụ cấp phải trả cho người lao động nhưng thực tế chưa chi cho đến thời điểm hết thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm (30/3) trừ trường hợp doanh nghiệp có trích lập quỹ dự phòng để bổ sung vào quỹ tiền lương của năm sau liền kề. Mức dự phòng hàng năm do doanh nghiệp quyết định nhưng không quá 17% quỹ tiền lương thực hiện.

“Quỹ tiền lương thực hiện là tổng số tiền lương thực tế đã chi trả của năm quyết toán đó đến thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ quyết toán theo quy định (không bao gồm số tiền trích lập quỹ dự phòng tiền lương của năm trước chi trong năm quyết toán thuế).

Việc trích lập dự phòng tiền lương phải đảm bảo sau khi trích lập, doanh nghiệp không bị lỗ, nếu doanh nghiệp bị lỗ thì không được trích đủ 17%.

Trường hợp năm trước doanh nghiệp có trích lập quỹ dự phòng tiền lương mà sau 6 tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính doanh nghiệp chưa sử dụng hoặc sử dụng không hết quỹ dự phòng tiền lương thì doanh nghiệp phải tính giảm chi phí của năm sau”.

Ví dụ 1: Doanh nghiệp A có số liệu như sau:

– Tiền lương năm 2017: 200 tỷ đồng

– Đến hết thời hạn nộp báo cáo quyết toán năm 2017 (30/3/2018) Doanh nghiệp A mới thực chi 180 tỷ đồng.

Trường hợp 1: Doanh nghiệp A không trích lập quỹ dự phòng tiền lương ⇒ Chi phí tiền lương được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế năm 2017 là 180 tỷ đồng.

Trường hợp 2: Doanh nghiệp A có trích lập dự phòng tiền lương với mức tối đa (17% x 180 tỷ đồng = 30,6 tỷ đồng) ⇒ Chi phí tiền lương được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế năm 2017 là 210,6 tỷ đồng (180 +30,6).

Ví dụ 2: Khi nộp hồ sơ quyết toán thuế năm 2017, Công ty A có trích quỹ dự phòng tiền lương là 5 tỷ đồng, đến ngày 30/06/2018 (Công ty A áp dụng kỳ tính thuế theo năm dương lịch), Công ty A  mới chi số tiền từ quỹ dự phòng tiền lương năm 2017 là 3  tỷ đồng thì Công ty A  phải tính giảm chi phí tiền lương năm sau (năm 2018) là 2 tỷ đồng (5 tỷ – 3 tỷ). Khi lập hồ sơ quyết toán năm 2018 nếu Công ty A  có nhu cầu trích lập thì tiếp tục trích lập quỹ dự phòng tiền lương theo quy định.

2.3.5. Các khoản tiền lương, tiền thưởng, chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động không được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thoả ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.

2.3.6. Các khoản chi có tính chất phúc lợi phục vụ trực tiếp người lao động (Hiếu, hỷ, nghỉ mát, hỗ trợ điều trị, hỗ trợ kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo, chi khen thưởng cho con người lao động, hỗ trợ gia đình người lao động, bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tự nguyện khác…) vượt quá 1 tháng lương bình quân thực hiện thực tế trong năm tính thuế.

.

2.3.7. Phần chi trang phục bằng hiện vật cho người lao động không có hóa đơn, chứng từ. Phần chi trang phục bằng tiền cho người lao động vượt quá 05 (năm) triệu đồng/người/năm.

2.3.8. Chi thưởng sáng kiến, cải tiến mà doanh nghiệp không có quy chế quy định cụ thể về việc chi thưởng sáng kiến, cải tiến, không có hội đồng nghiệm thu sáng kiến, cải tiến.

2.3.9. Chi phụ cấp tàu xe đi nghỉ phép không đúng theo quy định của Bộ Luật Lao động.

2.3.10. Trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện, bảo hiểm nhân thọ phần chi vượt mức 03 triệu đồng/tháng/người.

2.3.11. Khoản chi trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động không theo đúng quy định hiện hành.

2.4. CHI PHÍ LÃI VAY KHÔNG ĐƯỢC TRỪ.

2.4.1. Phần chi phí trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay ⇒ không được tính vào chi phí được trừ.

2.4.2. Chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ (đối với doanh nghiệp tư nhân là vốn đầu tư) đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp kể cả trường hợp doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh vay ⇒ không được tính vào chi phí được trừ.

Chi trả lãi tiền vay tương ứng với vốn điều lệ còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế được xác định như sau:

– Trường hợp số tiền vay nhỏ hơn hoặc bằng số vốn điều lệ còn thiếu thì toàn bộ lãi tiền vay là khoản chi không được trừ.

– Trường hợp số tiền vay lớn hơn số vốn điều lệ còn thiếu theo tiến độ góp vốn:

+ Nếu doanh nghiệp phát sinh nhiều khoản vay thì khoản chi trả lãi tiền vay không được trừ bằng tỷ lệ (%) giữa vốn điều lệ còn thiếu trên tổng số tiền vay nhân (x) tổng số lãi vay.

+ Nếu doanh nghiệp chỉ phát sinh một khoản vay thì khoản chi trả lãi tiền không được trừ bằng số vốn điều lệ còn thiếu nhân (x) lãi suất của khoản vay nhân (x) thời gian góp vốn điều lệ còn thiếu.

Ví dụ: Doanh nghiệp A, trong năm 2017 chi ra 500 trđ để trả lãi vay.

Trong đó:

* 200 trđ dùng để trả lãi vay ngân hàng cho khoản vay tương ứng với phần vốn điều lệ chưa thu đủ với lãi suất 14%/năm

* 300 trđ dùng để trả lãi vay của cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp với lãi suất 15%/năm, khoản vay này dùng để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.

Lãi suất do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay là 9%/năm.

 Doanh nghiệp A xác định chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:

* Chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ ⇒ không được tính vào chi phí được trừ.

* Lãi suất do NHNN VN công bố 9%/năm ⇒ Lãi suất Doanh nghiệp A được tính là 150%*9% = 13,5% ⇒ Tiền lãi Doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ là (300trđ x 13,5%)/15% = 270 trđ.

Như vậy lãi vay doanh nghiệp A được tính vào chi phí được trừ là: 270 trđ.

2.5. CÁC KHOẢN THUẾ KHÔNG ĐƯỢC TRỪ.

– Thuế GTGT đầu vào đã được khấu trừ hoặc hoàn thuế

– Thuế GTGT đầu vào của TSCĐ là ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống vượt mức quy định được khấu trừ

– Thuế thu nhập doanh nghiệp (trừ trường hợp doanh nghiệp nộp thay thuế thu nhập doanh nghiệp của nhà thầu nước ngoài mà theo thoả thuận tại hợp đồng nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài, doanh thu nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài nhận được không bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp)

– Thuế thu nhập cá nhân (trừ trường hợp doanh nghiệp ký hợp đồng lao động quy định tiền lương, tiền công trả cho người lao động không bao gồm thuế thu nhập cá nhân).

2.6. CÁC KHOẢN CHI KHÔNG ĐƯỢC TRỪ KHÁC

 

2.6.1. Các khoản chi không tương ứng với doanh thu tính thuế (Trừ một số khoản chi không tương ứng với doanh thu tính thuế vẫn được trừ ở mục 1.12 trên).

2.6.2.  Các khoản chi phí trích trước theo kỳ hạn, theo chu kỳ mà đến hết kỳ hạn, hết chu kỳ chưa chi hoặc chi không hết.

2.6.3. Các khoản tiền phạt vi phạm hành chính; Vi phạm luật giao thông; Vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh; Vi phạm chế độ kế toán thống kê; Vi phạm pháp luật về thuế bao gồm cả tiền chậm nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và các khoản phạt về vi phạm hành chính khác theo quy định của pháp luật.

2.6.4. Chi tiền thuê tài sản của cá nhân không có đầy đủ hồ sơ, chứng từ dưới đây:

– Trường hợp doanh nghiệp thuê tài sản của cá nhân thì hồ sơ để xác định chi phí được trừ là hợp đồng thuê tài sản và chứng từ trả tiền thuê tài sản.

– Trường hợp doanh nghiệp thuê tài sản của cá nhân mà tại hợp đồng thuê tài sản có thoả thuận doanh nghiệp nộp thuế thay cho cá nhân thì hồ sơ để xác định chi phí được trừ là hợp đồng thuê tài sản, chứng từ trả tiền thuê tài sản và chứng từ nộp thuế thay cho cá nhân.

– Trường hợp doanh nghiệp thuê tài sản của cá nhân mà tại hợp đồng thuê tài sản có thỏa thuận tiền thuê tài sản chưa bao gồm thuế (thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân) và doanh nghiệp nộp thuế thay cho cá nhân thì doanh nghiệp được tính vào chí phí được trừ tổng số tiền thuê tài sản bao gồm cả phần thuế nộp thay cho cá nhân.

2.6.5. Chi đóng góp hình thành nguồn chi phí quản lý cho cấp trên.

2.6.6. Phần chi đóng góp vào các quỹ của Hiệp hội (các Hiệp hội này được thành lập theo quy định của pháp luật) vượt quá mức quy định của Hiệp hội.

2.6.7. Chi trả tiền điệntiền nước đối với những hợp đồng điện nước do chủ sở hữu là hộ gia đình, cá nhân cho thuê địa điểm sản xuất, kinh doanh ký trực tiếp với đơn vị cung cấp điện, nước không có đủ chứng từ thuộc một trong các trường hợp sau:

  1. a) Trường hợp doanh nghiệp thuê địa điểm sản xuất kinh doanh trực tiếp thanh toántiền điện, nước cho nhà cung cấp điện, nước không có các hoá đơnthanh toán tiền điện, nước và hợp đồng thuê địa điểm sản xuất kinh doanh.
  2. b) Trường hợp doanh nghiệp thuê địa điểm sản xuất kinh doanh thanh toán tiền điện, nước với chủ sở hữu cho thuê địa điểm sảnxuất kinh doanh không có chứng từ thanh toán tiền điện, nước đối với người cho thuê địa điểm sản xuất kinh doanh phù hợp với số lượng điện, nước thực tế tiêu thụ và hợp đồng thuêđịa điểm sản xuất kinh doanh.

2.6.8. Phần chi phí thuê tài sản cố định vượt quá mức phân bổ theo số năm mà bên đi thuê trả tiền trước.

Ví dụ: Doanh nghiệp A thuê tài sản cố định trong 4 năm với số tiền thuê là: 400 triệu đồng và thanh toán một lần. Chi phí thuê tài sản cố định được hạch toán vào chi phí hàng năm là 100 triệu đồng. Chi phí thuê tài sản cố định hàng năm vượt trên 100 triệu đồng thì phần vượt trên 100 triệu đồng không được tính vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế.

2.6.9. Trích, lập và sử dụng các khoản dự phòng không theo đúng hướng dẫn của Bộ Tài chính về trích lập dự phòng: dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính, dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp và dự phòng rủi ro nghề nghiệp của doanh nghiệp thẩm định giá, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kiểm toán độc lập.

2.6.10.  Chi về đầu tư xây dựng cơ bản trong giai đoạn đầu tư để hình thành tài sản cố định.

2.6.11. Chi ủng hộ địa phương; chi ủng hộ các đoàn thể, tổ chức xã hội; chi từ thiện (trừ các khoản chi ở mục 1.11 trên).

2.6.12. Các khoản chi được bù đắp bằng nguồn kinh phí khác; Các khoản chi đã được chi từ quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp; Chi phí mua thẻ hội viên sân gônchi phí chơi gôn.

2.6.13. Lỗ chênh lệch tỷ giá phát sinh trong quá trình đầu tư XDCB để hình thành nên TSCĐ (Giai đoạn trước SXKD).

2.6.14. Chi phí không hợp lý khác.

 

Địa chỉ học kế toán tại Thanh Hóa

Liên hệ Chuyên viên Tư vấn:

TRUNG TÂM KẾ TOÁN THỰC TẾ – TIN HỌC VĂN PHÒNG  ATC

 Hotline: 0961.815.368 | 0948.815.368

Địa chỉ: Số 01A45 Đại Lộ Lê Lợi – P.Đông Hương – TP Thanh Hóa (Mặt đường đại lộ Lê Lợi, cách cầu Đông Hương 300m về hướng Đông).

Học kế toán cấp tốc tại Thanh Hóa

Học kế toán cấp tốc ở Thanh Hóa

Học kê toán thực hành tại Thanh Hóa

Học kế toán thực tế tạo Thanh Hóa

Học kế toán thuế ở Thanh Hóa

Học kế toán tổng hợp tại Thanh Hóa

Trung tâm kế toán ở Thanh Hóa